Business Information Learning

  1. Trang chủ
  2. Lưu
  3. Thẻ
  4. Hỏi - Đáp

 
 
LeVanLoi'log, ⌚ 2013-05-25
***
☕ Nhàn đàm ICT: Triển khai kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ
Tác giả: Lê Văn Lợi
Bài đã đăng trên diễn đàn ICT_VN (ict_vn@googlegroups.com).
Ngày đăng: 25-05-2013.

Dear các anh/chị

 

Tôi thấy nghiên cứu khoa học đã khó rồi, mà tìm cách triển khai kết quả nghiên cứu cũng khó không kém!

 

1./ Nếu là 1 công ty (ví dụ như FPT hay iNet Solutions) bỏ tiền ra để nghiên cứu thì lẽ dĩ nhiên, các công ty đó sẽ sở hữu kết quả nghiên cứu (bằng sáng chế, patent, li xăng, nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền, ...)

 

2./ Nếu là Viện, Trường (trường công) nghiên cứu thì tính sở hữu sẽ rắc rối hơn 1 chút vì có yếu tố sử dụng vốn của NSNN. Tôi không rõ lắm ai sẽ sở hữu kết quả nghiên cứu (sở hữu trí tuệ - IP): Nhà nước, Viện/Trường hay cá nhân chủ nhiệm đề tài?

 

3./ Sau câu chuyện sở hữu trí tuệ là câu chuyện triển khai kết quả nghiên cứu. Bản thân các Viện, Trường tiềm lực để triển khai không nhiều. Hơn nữa, đặc điểm triển khai có yếu tố "kinh doanh" và "kinh doanh" là đặc điểm của doanh nghiệp chứ không phải là đặc điểm căn bản của Viện, Trường. Cứ cho là các Viện, Trường sở hữu các kết quả nghiên cứu - vậy để triển khai hiệu quả họ cần thành lập các công ty trực thuộc. Theo ý kiến của tôi, các công ty trực thuộc đó khó cạnh tranh với các doanh nghiệp có bề dày truyền thống, có quy mô lớn về nhân lực, tài chính.

 

4./ Liệu bán các IP đó cho các doanh nghiệp lớn có hợp lý không? Tôi nghĩ là hợp lý, vì các doanh nghiệp khi họ mua các IP họ sẽ bỏ công ra đánh giá IP đó. Và các nhà khoa học phải làm ra 1 IP thực sự tốt mới mong có doanh nghiệp mua.

 

5./ Logic hiện nay là sau 1 công trình nghiên cứu được đánh giá tốt sẽ có 1 dự án thử nghiệm ra đời. Trong thực tế, người triển khai dự án thử nghiệm cũng là chủ nhân của công trình nghiên cứu. Các nhà khoa học làm kinh tế, theo tôi, không thể bằng các doanh nghiệp làm kinh tế được. Đó chính là điểm yếu của mô hình này.

 

6./ Các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital) thường bỏ tiền vào các ý tưởng mới, nuôi ý tưởng bằng cách góp vốn (hình thức cổ phần). Khi ý tưởng phát triển - đồng nghĩa với việc kinh doanh dựa trên ý tưởng đó phát triển và vì vậy, vốn của VC to ra theo. Sao các đại gia trong ngành CNTT như FPT, Viettel, Vietsoftware, ... không lập các VC nhỉ?