Business Information Learning

  1. Trang chủ
  2. Lưu
  3. Thẻ
  4. Hỏi - Đáp

 
 
LeVanLoi'log, ⌚ 2012-12-08
***
☕ Nhàn đàm ICT: Tìm vốn cho dự án CNTT
Tác giả: Lê Văn Lợi
Bài đã đăng trên diễn đàn ICT_VN (ict_vn@googlegroups.com).
Ngày đăng: 08-12-2012.

Dear các anh/chị

 

Cuối tuần "nhàn cư ... viết bài cho diễn đàn ICT_VN" 😊.

 

Giả định là chúng ta có ý tưởng "cực hay" về một dự án CNTT và rất muốn tìm cách thực hiện dự án đó. 

  • Ví dụ 1: Đưa sách giáo khoa lên "đám mây" và mở cho mọi đối tượng tải xuống máy tính bảng, máy tính xách tay, PDA, ... Và gọi dự án đó là (Anh hóa một tẹo cho "sành điệu"): TextbookCloud. Thời gian dự kiến của dự án khoảng 8 năm (2013-2020);
  • Ví dụ 2: Phát triển một hệ quản trị cơ sở dữ liệu có kiến trúc hướng dịch vụ, tiếng Việt được tích hợp sẵn, có phần tạo mã tự động để có ngay các phần mềm cho dịch vụ tương ứng và có thể chạy trên hệ điều hành bất kỳ (hệ điều hành hiện nay và các hệ điều hành sẽ xuất hiện trong tương lai). Và cũng "sành điệu" bằng cách đặt tên là SOAviDB+appsGEN.  Thời gian dự kiến của dự án khoảng 18 năm (2013-2030).

 

Bước "khó nhất" mà thực ra "dễ nhất" đã xong. Bây giờ là lúc nghĩ tới lấy đâu ra tiền và người để thực hiện dự án? Cách nào?

 

  1. Giải pháp thói quen: Viết dự án và xin tiền từ các Bộ, ngành. Có mấy điểm "tiền khả thi" đáng suy nghĩ:
    • Chưa thấy một tiền lệ nào có dự án dài đến như vậy cả. Thường là 1 năm, dài là 2 hoặc 3 năm. Viết xong dự án phải nghĩ đến chuyện bảo vệ kết thúc dự án là vừa :-)
    • Các dự án chỉ thuần là "ý tưởng" thì rất khó xin được đủ tiền, phải có cái gì đo là máy móc, thiết bị "đắt đắt tẹo" mới ổn. Nếu chỉ thuần ý tưởng thì số vốn xin được sẽ rất ít và nguy cơ chết yểu giữa chừng là rất cao.
  2. Giải pháp xin vốn VC (Venture Capital - Quỹ đầu tư mạo hiểm): Giải pháp này thoạt nghe sẽ rất "oách" nhưng nhìn kỹ lại sẽ gặp rào cản rất lớn: triển vọng kinh doanh của ý tưởng? Cả 2 ví dụ trên đều "hay" nhưng triển vọng kinh doanh "mờ mịt" nên nhà đầu tư sẽ nghe chăm chú, gật gù tán thưởng và sau đó sẽ chào tạm biệt và hẹn gặp lại :-)
  3. Giải pháp từ doanh nghiệp: Cả 2 ví dụ trên đều thấy là dự án phát triển dựa trên nền nghiên cứu liên tục, người sau thừa kế ý tưởng người trước, kết hợp kết quả nghiên cứu với thử nghiệm sản xuất kinh doanh. Hình như có 1 lần đã nêu trên diễn đàn này, có ai đó nói về nguồn vốn cho nghiên cứu khoa học: không chỉ nhà nước mà phải cả doanh nghiệp nữa. Nếu doanh nghiệp có trường đại học riêng (như FPT) là tôi nghĩ dự án kiểu này sẽ "fit": các nghiên cứu từ dự án => giảng dạy cho sinh viên, nghiên cứu viên => đem thử nghiệm sản xuất, kinh doanh => feedback cho dự án để nghiên cứu tiếp => lấy ý tưởng từ giảng viên, sinh viên, nghiên cứu viên => ... Vòng xoáy phát triển dự án theo kiểu "prototype".

 

Tôi xin lưu ý là đây chỉ nhàn đàm cho vui và mang đầy tính chủ quan của người viết nên có gì không phải mong các anh/chị lượng thứ.