LeVanLoi'log, ⌚ 2013-11-27
***
☕ Nhàn đàm ICT: ICT viễn tưởng
Tác giả: Lê Văn Lợi
Bài đã đăng trên diễn đàn ICT_VN (ict_vn@googlegroups.com).
Ngày đăng: 27-11-2013.
Dear các anh/chị
1./ Vinton Cerf, một trong các cha đẻ của Internet đang là người lãnh đạo một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu và triển khai interplanetary internet (mạng Internet giữa các hành tinh) – ý tưởng kết nối mạng giữa Trái Đất với các hành tinh khác như Mặt Trăng, Sao Hỏa, …
Vậy tại sao chúng ta không mơ tưởng đến việc kết nối Hệ Mặt Trời với các thiên hà xa xôi?! Theo như Thuyết Tương đối của Einstein khi một tín hiệu đạt gần tốc độ của ánh sáng thì thời gian tiến gần bằng không. Như vậy, về mặt vật lý tuy chúng ta không đi đến được các thiên hà cách chúng ta hàng ngàn năm ánh sáng nhưng chúng ta có thể liên lạc được với các thực thể sống trên các thiên hà đó nếu họ trao đổi với chúng ta với cùng các bộ giao thức như TCP/IP. Sau đó chúng ta có thể chat. Lúc đầu nếu chúng ta chưa hiểu ngôn ngữ của họ thì chúng ta có thể tổ chức hội nghị truyền hình để ngắm xem hình hài của các thực thể sống trên các thiên hà đó như thế nào, … J
2./ Trong Vật lý, người ta quan niệm Thời gian chỉ là một chiều trong hệ tọa độ đa chiều. Theo nghĩa này, thì khi khoa học phát triển, về mặt nguyên tắc chúng ta có thể xem lại được các diễn biến trong quá khứ.
Nếu Google tiếp tục phát triển với tốc độ như hiện nay thì chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào việc xem các YouTube trong quá khứ. Các nhà khoa học có thể xem được các bộ gen của một số loài khủng long sống cách đây 65 triệu năm, xem lại điều kiện khí hậu trước khi Trái Đất bị va đập bởi một thiên thạch. Từ đó gây dựng và mô phỏng lại điều kiện khí hậu và gây lại giống khủng long xưa để xác thực lại các nội dung của phim “Công viên kỷ Jura” của Steven Spielberg … J
Lại nữa, chúng ta YouTube các kỳ án như của bác Nguyễn Thanh Chấn và dễ dàng giải oan cho họ … Vui. Rất vui.
3./ Ontology (tạm dịch: bản thể). Interrnet phát triển đến mức mọi thứ trong đời sống hàng ngày đều kết nối vào mạng và tương tác trong đời sống được “chạy” mô phỏng trên mạng.
Ví dụ 3.1./ Khi chúng ta đang nghe nhạc hoặc xem TV thì có điện thoại (điện thoại bàn hoặc di động smartphone) thì lập tức âm thanh của loa sẽ được tự động hạ thấp. Khi chúng ta kết thúc cuộc gọi, hệ thống âm thanh sẽ tự động quay trở về như chế độ trước khi có điện thoại đến.
Ví dụ 3.2./ Hệ thống xả lũ của các đập thủy điện gắn với mạng ontology và gắn với các dự báo thời tiết với độ chính xác cao. Khi có một cơn bão (hoặc áp thấp nhiệt đới) hình thành ở Biển Đông, lập tức hệ thống dự báo thời tiết, thông qua mạng, sẽ điều khiển các nút xả lũ trước từ 3 đến 5 ngày, xả đến mức nước đủ để chờ lượng mưa đủ để làm đầy hoặc chảy một cách nhẹ nhàng êm ái trên các dòng sông, … J
Đến lúc đó, các trận lũ như đợt lũ tháng 11 vừa rồi ở Nam Trung Bộ chỉ còn là các case study kinh điển để các em học sinh làm “điển học” cho các “điều kiện biên” của thời tiết …