Business Information Learning

  1. Trang chủ
  2. Lưu
  3. Thẻ
  4. Hỏi - Đáp

 
 
LeVanLoi'log, ⌚ 2013-11-16
***
☕ Nhàn đàm ICT: CNTT công ích
Tác giả: Lê Văn Lợi
Bài đã đăng trên diễn đàn ICT_VN (ict_vn@googlegroups.com).
Ngày đăng: 16-11-2013.

Dear các anh/chị

 

1./ Chúng ta đã quen với khái niệm viễn thông công ích như gọi 113 để cần lực lượng phản ứng nhanh, 114 để báo cháy, 115 để cấp cứu y tế. Khi gọi các số điện thoại trên thì các hệ thống viễn thông phải có cơ chế "tự động chuyển mạch" về địa chỉ gần nhất của dịch vụ đó trong bán kính lấy tâm bằng vị trí người gọi. Để xác định được vị trí của người gọi, các trung tâm ứng cứu khẩn cấp trước đây phải căn cứ vào điện thoại cố định. Còn nếu sử dụng điện thoại di động thì người gọi phải thêm mã vùng (như 04 là Hà Nội, 08 là Tp. HCM) và người gọi phải thông báo là mình đang ở đâu để các trung tâm ứng cứu sử dụng kỹ thuật "chuyển mạch thủ công".

 

2./ Trong thực tế cuộc sống hiện nay tôi thấy nên mở rộng khái niệm công ích trên cho lĩnh vực rộng hơn là CNTT - CNTT ở đây tôi muốn nói là ICT.

 

3./ Xác định vị trí địa lý: hiện nay hầu hết các smartphones, máy tính bảng đều tích hợp GPS (Global Positioning System) với độ chính xác có thể đạt tới đọ sai khác là 0.5 mét. Như vậy, các hệ "chuyển mạch tự động" về mặt nguyên tắc có thể xác định được vị trí người gọi và các trung tâm ứng cứu không phải "chuyển mạch thủ công" nữa.

 

4./ Không chỉ ứng cứu khẩn cấp mà nên mở rộng thành các cảnh báo. 

 

4.a./ Tôi lấy ví dụ: khi một người có cầm theo các thiết bị tự động định vị đi vào các vùng có ảnh hưởng của bão lụt nguy hiểm thì trên smartphone hay máy tính bảng sẽ tự động hiển thị 15 phút một lần tin nhắn cảnh báo với người đó nên tìm các biện pháp an toàn hoặc tránh di chuyển. 

 

4.b./ Một ví dụ khác:  khi một người có cầm theo các thiết bị tự động định vị đi vào các vùng biển và nước sâu thì trên smartphone hay máy tính bảng sẽ tự động hiển thị nhắc cần sử dụng phao cứu sinh.

 

4.c./ Một ví dụ khác nữa: khi một người tham gia giao thông đi với tốc độ vượt quá mức cho phép, họ sẽ nhận được cảnh báo để nhắc tài xế giữ tốc độ chậm lại.

 

5./ Vì các ứng dụng trên là công ích, vì lợi ích của cộng đồng nên chúng hiển nhiên phải có trong hệ thống chung của các thuê bao ở Việt Nam.

 

6./ Vậy lấy nguồn đâu ra để đầu tư phát triển các ứng dụng nói trên? Theo tôi, nên lấy từ nguồn dịch vụ thuê bao và /hoặc quỹ công ích từ các nhà cung cấp dịch vụ đóng góp.